Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Đang online: 67
Hôm nay: 2871
Đã truy cập: 6413851
Từ khi xây dựng thôn thông minh, xã Định Hưng (Yên Định) đã xây dựng được nhiều mô hình công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiệu quả, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số (CĐS) năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Thanh Hóa xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố; trong đó, chỉ tiêu về kinh tế số xếp thứ 14. Mặc dù kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên CĐS trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tỉnh ta còn rất nhiều cơ hội, tiềm năng để tạo ra những bước thay đổi tương xứng hơn nữa.
Ngày 1/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin về triển khai các hoạt động giảm nghèo về thông tin năm 2023.
Thanh Hóa chuyển đổi số tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công. Mục tiêu là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số...
Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó và phức tạp, muốn đạt kết quả thì phải chuyển đổi số một cách toàn diện, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược cũng như cách làm thận trọng, khoa học, bài bản.
Chiều 3/11, UBND huyện Như Xuân tổ chức tập huấn kiến thức về chuyển đổi cho công chức cấp xã, tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn, khu phố năm 2023.
Sáng 27/10, Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Vncert tổ chức chương trình diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu sự cố năm 2023 cho cán bộ chuyên trách CNTT, thành viên Đội ứng cứu sự cố của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Tiếp nối các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia năm 2023, chiều 19/10 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hoá chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu với đoàn viên, thanh niên các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố với chủ đề: “Đoàn Thanh niên tham gia chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị”.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu hướng người tiêu dùng sử dụng công cụ liên kết để tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng ngày càng tăng. Do đó, việc người sản xuất, đơn vị quản lý, kinh doanh áp dụng công nghệ 4.0 để quản lý, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn càng trở nên phổ biến. Hoạt động đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của xã hội về sản xuất sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trải qua hơn 3 năm dịch bệnh COVID-19, thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. TMĐT không chỉ là giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần, hiện đại hóa hệ thống phân phối mà còn là một giải pháp tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Đây là hướng đi bền vững, góp phần chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tiêu biểu là các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các sàn TMĐT.