Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Đang online: 16
Hôm nay: 2152
Đã truy cập: 8656960
Cuốn Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống được thiết kế với nội dung đơn giản, dễ tiếp cận, bám sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của tiểu thương, đồng thời cung cấp các bước hướng dẫn cụ thể trong hành trình chuyển đổi số.
Tại Hội nghị toàn quốc tập huấn chuyên đề về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường công cụ hỗ trợ cho cấp xã, đặc biệt là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Bộ trưởng cũng đề xuất 5 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm bảo đảm vận hành hiệu quả bộ máy mới ở địa phương
Với mục tiêu phổ cập tri thức số để mọi công dân có thể thích ứng với chuyển đổi số (CĐS) cũng như góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số và công dân số trong thời đại số, ngay khi được phát động, phong trào “Bình dân học vụ số” đã lan tỏa rộng khắp và nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; sự đồng thuận hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu, việc xây dựng hệ sinh thái công dân số đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tại Thanh Hóa, quá trình này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần định hình một xã hội số hiện đại và bền vững.
AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập... của con người áp dụng cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Ngày nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề.
Trong thời đại công nghệ số, việc cấm trẻ em tham gia mạng xã hội (MXH) sẽ hạn chế việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin của các em. Việc hạn chế trẻ em sử dụng MXH cũng không phải câu chuyện một sớm, một chiều. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?
Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội (MXH) mang lại trong việc tìm kiếm thông tin, kiến thức, kết nối bạn bè, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, nếu sử dụng MXH không đúng cách hoặc quá lạm dụng, thì MXH lại trở thành “con dao hai lưỡi” gây ra nhiều hệ lụy cho giới trẻ.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội (MXH) để tra cứu thông tin phục vụ học tập, tăng cường kết nối, giao lưu bạn bè, giải trí... đã và đang trở thành xu hướng được đông đảo trẻ em lựa chọn. Không chỉ vậy, MXH cũng được các trường học trong tỉnh sử dụng một cách hiệu quả để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học...
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở huyện Hoằng Hóa đã kịp thời đưa nhanh chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Từ đó, tạo chuyển biến về nhận thức và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện.
Hơn 2 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã chủ động triển khai, đồng thời phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên địa bàn tỉnh tốt hơn, hiệu quả hơn.