• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 7

    Hôm nay: 1553

    Đã truy cập: 8302981

Phổ biến tập huấn, bồi dưỡng thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Sáng ngày 07/12/2023, tại hội trường Viễn thông Thanh Hóa, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp VNPT Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa tổ chức phổ biến tập huấn, bồi dưỡng thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong hoạt động của mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng.

Tham dự lớp tập huấn có Đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, Viễn thông Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa và sự hiện diện của các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn; 8.385 đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi cấp xã và hơn 14.748 thành viên của 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, bản, khu phố tại 559 điểm cầu cấp xã.


(Đồng chí Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng QL CNTT, Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu Khai mạc lớp tập huấn)

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng QL CNTT, Sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh quyết tâm thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tại tỉnh Thanh Hóa; đổi mới phương thức làm việc; thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử, các cấp, các ngành đã thực hiện liên thông văn bản giữa các khối Đảng, Chính quyền, Đoàn thể ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã và thực hiện việc gửi/nhận văn bản với doanh nghiệp; Thanh Hóa là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng; 100% các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và UBND cấp xã đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 97,8%...


(Toàn cảnh lớp tập huấn)

Đồng thời, Thanh Hóa cũng thuộc nhóm địa phương đầu tiên đã ban hành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025; quyết định giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025; đã công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã cho các xã năm 2022. Chủ động triển khai thực hiện thí điểm nhiều mô hình mới, đặc biệt nổi trội với mô hình ”3 không” (không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền) tại 5 xã, phường trên địa bàn tỉnh, bước đầu cung cấp các công cụ thuận tiện cho người dân tham gia chuyển đổi số, thay đổi căn bản tư duy, thói quen của người dân/doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống của người dân và doanh nghiệp, là cơ sở để nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.
 


(Đồng chí Trịnh Thị Trang, báo cáo viên Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi tại lớp tập huấn)

Trao đổi tại điểm cầu chính tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Trịnh Thị Trang, báo cáo viên Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu tổng quan về chương trình chuyển đổi số quốc gia; vai trò, sứ mệnh, nhiệm vụ trọng tâm của Tổ Công nghệ số cộng đồng và nhấn mạnh hoạt động Chuyển đổi số cần bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, hướng dẫn người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số Việt Nam. Định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số Việt Nam. 

Trong hơn một năm qua, các địa phương nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã tích cực, nỗ lực thiết lập, đưa vào hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng, dần hình thành Mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số trên toàn quốc.

Đồng hành cùng Tổ công nghệ số cộng đồng tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp VNPT Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa đã có các chủ đề giới thiệu, hướng dẫn cài đặt ứng dụng Công dân số Thanh Hóa-S; hướng dẫn sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, chữ ký số và truy xuất nguồn gốc xuất xứ… đây là các kiến thức bổ ích để Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục phát huy sứ mệnh hỗ trợ cho người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; giúp người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân.

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông