• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 3030

    Hôm nay: 30152

    Đã truy cập: 8334658

Chuyển đổi số trong nông thôn mới

Cùng với duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, một số xã nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh.

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Đông Văn, huyện Đông Sơn lấy chuyển đổi số làm khâu đột phá. Từ đầu năm 2022, UBND xã đưa vào sử dụng hệ thống phòng họp không giấy kết nối trực tuyến với tất cả các nhà văn hóa thôn; 100% văn bản được xử lý trên môi trường mạng. Với mô hình "Lễ tân hành chính", người dân Đông Văn có thể đăng ký hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến và nhận trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích; việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 đạt 100%. Tại các thôn, xã Đông Văn thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng, hướng dẫn người dân lập các nhóm zalo dùng chung cho các đoàn thể, chi hội nên việc tiếp nhận thông tin, các văn bản chỉ đạo, điều hành từ các cấp chính quyền đến với người dân được triển khai nhanh chóng.

Chuyển đổi số trong nông thôn mới - Ảnh 2.

Tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, nếu như trước đây, cán bộ quen làm việc trên giấy tờ khiến tiến độ công việc chậm; khi cần tìm thông tin, dữ liệu phải  mất thời gian, tốn kém văn phòng phẩm, thì nay nhờ quản lý công việc, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số….những tồn tại này đã được khắc phục, đáp ứng được nhu cầu, giải quyết công việc của công dân.

Thực hiện Đề án "Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025", Thanh Hóa đã lựa chọn một số xã đăng ký tham gia mô hình điểm "làng, xã thông minh", như xã Đông Văn, huyện Đông Sơn; xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa. Trong chuyển đổi số, cùng với xây dựng chính quyền số, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, các xã đã đã quan tâm, hướng dẫn, khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nên tảng điện tử, nhất là các sản phẩm OCOP… 

Chuyển đổi số trong nông thôn mới - Ảnh 3.

Ông Buì Công Anh - Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa: Chuyển đối số là xu thế tất yếu trong xây dựng nông thôn mới. UBND tỉnh cũng đã ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới thông minh, nông thôn mới kiểu mẫu và triển khai xuống các địa phương để thực hiện. Việc chú trọng chuyện đổi số giúp người dân có thể ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, đời sống, sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, các xã đã tạo điều kiện giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Đây cũng là tiền đề để các địa phương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh.

Nguồn: truyenhinhthanhhoa.vn