• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 5

    Hôm nay: 352

    Đã truy cập: 7746355

Yên Định: Xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày 24-8, huyện Yên Định đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 8 tháng thực hiện công tác chuyển đổi số và Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ trưởng tổ công tác Đề án 06 huyện phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu huyện

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ đầu năm đến nay, huyện Yên Định đã triển khai thực hiện công tác “chuyển đổi số - xây dựng chính quyền điện tử” và Đề án 06 có nhiều chuyển biến tích cực.

Nổi bật là: công tác chuyển đổi số được thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông được tăng cường đầu tư và hoạt động ổn định, hiệu quả; các hệ thống thông tin quan trọng được triển khai đồng bộ, văn bản điện tử đã thay thế văn bản giấy trong các cơ quan Nhà nước; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ngày càng cao...

Cụ thể, toàn huyện có 25/26 xã, thị trấn đã có chuyên trang, chuyên mục chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử (đạt tỷ lệ 96,15%). Công tác tuyên truyền trên hệ thống Đài phát thanh, cổng/Trang thông tin điện tử được tăng cường. Hạ tầng viễn thông được xây dựng và phát triển đảm bảo kết nối thông suốt với 168 điểm phát/26 xã, thị trấn phục vụ các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng của người dân tại các địa điểm quan trọng, như: Nhà văn hóa, điểm di tích, khu du lịch…

Toàn huyện có 20 hệ thống/349 điểm/799 mắt camera an ninh được lắp đặt tại 20 xã, thị trấn và 27 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông/26 xã, thị trấn đã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ triển khai các dịch vụ chuyển đổi số; 100% các xã, thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và 149 tổ công nghệ số cộng đồng với 607 thành viên tham gia. Đây là “lực lượng hạt nhân, nòng cốt”, “cánh tay nối dài” trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Cùng với đó, việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đảm bảo.


Các đại biểu tại điểm cầu huyện

Trong 8 tháng, huyện có thêm 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đã đưa lên sàn thương mại postmart.vn, nâng tổng số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn là 12/17 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, nhiều đơn vị có cách làm hay, sáng tạo đi vào cuộc sống. Tiêu biểu, như: xã Định Long (sử dụng mã QR-code niêm yết công khai bộ Thủ tục hành chính; sử dụng điện thoại thông minh để kết nối hệ thống đài truyền thanh xã. Thu âm, lọc giọng nói, phát thanh thông qua điện thoại thông minh). Xã Định Hưng (mô hình “Thứ Hai ngày không viết”,“Thứ Sáu ngày không hẹn” và ứng dụng mã QR - code để tra cứu nhanh thông tin). Xã Yên Thái (thực hiện chữ ký số cá nhân)…

Đối với thực hiện Đề án 06, số lượng người dân đã được cấp CCCD gắn chíp điện tử là 136.486, đạt 71,54%. Số tài khoản định danh điện tử mức độ 1 đã được cấp là 65.855 tài khoản, đạt 49,47%. Số tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã được cấp là 31.959 tài khoản, đạt 48,53%, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về dân cư, giảm giấy tờ, tạo thuận lợi cho công dân trong giao dịch và bảo đảm an ninh trật tự.

Yên Định: Xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin 


Các đại biểu dự điểm cầu trực tuyến tại các xã Định Hải, Yên Hùng

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục, đồng thời bàn các giải pháp quyết liệt, cụ thể, toàn diện để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và Đề án 06 trong những tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo.

Trọng tâm là tiếp tục bám sát các mục tiêu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại các kế hoạch đã ban hành theo giai đoạn và hằng năm của UBND huyện và Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện. Triển khai thí điểm mô hình “3 không” tại 2 xã Định Long và Định Hưng để nhân rộng các xã, thị trấn trên địa bàn. Hoàn thành về đích 10 xã, thị trấn chuyển đổi số theo kế hoạch của tỉnh, huyện. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội trên địa bàn huyện trong việc chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT.

Nguồn: baothanhhoa.vn