Câu chuyện Chuyển đổi số: Kinh doanh online thời chuyển đổi số
Thời chuyển đổi số, những bà mẹ nuôi con nhỏ, người nội trợ, những sinh viên mới ra trường chưa có việc làm chỉ cần mang theo bên mình chiếc điện thoại thông minh (ĐTTM), là có thể kinh doanh buôn bán cách xa hàng ngàn km; hoặc dễ dàng bán hàng trên “chợ toàn cầu” thu tiền triệu, chỉ bằng những cú chạm tay trên điện thoại.
Trong thời đại ngày nay, thiết bị, mặt hàng điện tử thông minh đã trở nên phổ biến và dần thay thế cho sản phẩm truyền thống cùng với đó là nhu cầu cuộc sống hằng ngày của con người ngày càng cao, mong muốn tối giản sức lao động và bảo vệ gia đình mình tốt hơn với xu hướng phát triển mạnh mẽ của Internet, lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện thông minh đang dần phổ biến tốt hơn với nhà đầu tư Việt Nam. So với các sản phẩm truyền thống, thiết bị điện smartphone thực sự tiện dụng, hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên nếu bạn quên tắt các đồ dùng điện trong nhà, không chỉ vậy, các thiết bị này còn rất an toàn với trẻ em, có khả năng kết nối mọi nơi hỗ trợ người dùng điều khiển các thiết bị ngay cả khi vắng nhà thông qua smartphone. Có thể nói đây là một sự bùng nổ công nghệ mang đến lợi ích to lớn đối với người tiêu dùng trong thời buổi hiện nay. Chính vì vậy, không quá khó để nhận thấy rằng lĩnh vực bán buôn thiết bị điện thông minh đang trở thành xu hướng và được khai thác triệt để. Tuy nhiên, các mô hình kinh doanh thiết bị điện thông minh tại Việt Nam hiện vẫn còn phải đối mặt với không ít rào cản. Dù thị trường có những thay đổi và thu hút khá nhiều sự quan tâm của khách hàng nhưng số lượng người dùng hiểu về các sản phẩm smart chưa đông. Khi đứng trước khá nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh, việc đẩy mạnh mô hình kinh doanh thiết bị điện thông minh đang được đông đảo doanh nghiệp hướng tới. Đặc biệt với người tiêu dùng việc sống trong những ngôi nhà tiện nghi hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu thiết bị điện tử thông minh như chiếc điện thoại smarthome chính là tạo sự an tâm cho gia đình.
Chính vì vậy cô gái 27 tuổi Đặng Thị Thùy, Thôn 6, xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương với tấm bằng cử nhân loại khá, chị đã từ bỏ công việc ổn định sau gần 3 năm gắn bó. Trước sự ngăn cản của gia đình để đến với kinh doanh. Chị Thùy đã học hỏi cách làm quảng cáo qua facebook từ một người bạn từng kinh doanh online.
Những tháng đầu năm 2020 do dịch Covid-19 khiến mọi người hạn chế ra đường. Chị kinh doanh quần áo, mỹ phẩm, giày dép, túi xách… Chị tiến hành các buổi bán hàng trực tiếp trên mạng Facebook Đặng Thùy (Leo shop). Ngay trong tháng đầu, số tiền lãi chị Thùy thu được lên đến gần 30 triệu đồng/tháng. Chị Thùy cho biết: “Có lẽ tôi vô tình chọn đúng “điểm rơi” về thiên thời. Lúc dịch bệnh mọi người hạn chế ra đường, nghề kinh doanh online của tôi đáp ứng đúng nhu cầu hạn chế đi lại và tiếp xúc trực tiếp”. Có những ngày nhiều người mua quá, Thùy phải nhờ cả gia đình gói hàng mới kịp sáng sớm chuyển cho khách hàng.
Câu chuyện của chị Đặng Thị Thùy là ví dụ nhỏ cho nhiều mô hình khởi nghiệp online của bạn trẻ thời điểm chuyển đổi số. Nhiều người dám nghỉ, dám làm và có thu nhập tốt vì nắm bắt xu thế công nghệ, tâm lý mua hàng và cách thức giao dịch trên mạng xã hội.
Huyện Quảng Xương